Xã hội càng phát triển khiến những bộ ampli karaoke không thể thiếu trong những bộ dàn karaoke gia đình đắt tiền trên thị trường
Banner
Lọc sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Phụ trách kỹ thuật
Phụ trách kỹ thuật
Tel : 04 62700263
Phụ trách bán hàng
Phụ trách bán hàng
Tel : 0936362080
Daikin
Panasonic
FUJITSU
FUNIKI
LG
MITSHUBISHI

Loay hoay với “hai cục”

( Ngày tạo : 18-09-2010 ; lượt xem : 1,409 )
1.jpg
KT & ĐS - Lâu nay có quan niệm bản vẽ thiết kế thi công thường nặng về phần kỹ thuật, còn những chi tiết “mềm” thì có thể chỉ mang tính gợi ý, ví dụ như bồn hoa, bố trí vật dụng, rèm cửa… Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi nhiều nhà khi đi vào sử dụng lại hay gặp phiền phức ở chính những chi tiết đó. Đơn cử là chuyện chọn chỗ cho các cục lạnh của máy điều hoà.
Thiết kế nhà ở hầu như ai cũng muốn thoáng mát, chút cây xanh, nhiều tiện nghi và… gắn máy lạnh hoặc chừa sẵn hệ thống đường ống, vị trí để sau này gắn. Máy điều hoà không khí gần như là thiết bị điện gia dụng không thể thiếu, nhưng lại ít được quan tâm trong bản vẽ thiết kế, có lẽ một phần cũng xuất phát từ tâm lý “thích thì gắn, miễn có đường ống là được”. Tuy nhiên thiết bị điện này lại ảnh hưởng không nhỏ vào thẩm mỹ và quá trình thi công, sử dụng của ngôi nhà nếu như không có sự tính toán chu đáo từ khâu thiết kế. Không kể đến các yếu tố kỹ thuật như cách lắp đặt, bảo trì, khắc phục sự cố của máy điều hoà mà KT & ĐS đã có lần nhắc đến, chúng ta thử xem những sai sót từ bản vẽ sẽ khiến cái hai cục trở nên phiền phức trên thực tế ra sao.
Hai cục thành “cục nợ”
Một số bản vẽ bố trí điện và điện lạnh chỉ đặt vị trí theo kiểu cho có mà không thông qua sự kiểm tra kỹ lưỡng của kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất. Kết quả là cục lạnh tham gia “thô bạo” vào không gian bên trong phòng ốc cũng như hình ảnh bên ngoài của ngôi nhà. Hoặc khi đặt cục lạnh khá cân đối (giữa phòng) thì lại gây ra tình trạng thổi thẳng vào người ngồi làm việc hoặc nằm ngủ bên dưới.
Có gia chủ kỹ tính đến mức chọn mua loại máy lạnh có dáng vẻ màu sắc tương đồng với đồ đạc, thậm chí sơn bề mặt ngoài của máy cùng màu với sơn tường, hoặc sơn giả gỗ, dán decal hoa văn cho máy lạnh khi nội thất có ốp gỗ và giấy dán tường có hoa văn… Nhưng đó cũng chỉ là những giải pháp “chữa cháy”. Tốt hơn cả là người thiết kế nội thất và điện lạnh nên bàn bạc với nhau để giấu được máy lạnh hoặc “khoe” máy lạnh ở vị trí ít ảnh hưởng về thẩm mỹ và không giảm khả năng điều hoà không khí. Máy lạnh kiểu hệ thống âm trần gần đây được sử dụng với ưu điểm ít bị “lòi cục”, nhưng lại chưa thực sự phổ biến và cũng liên quan nhiều đến toàn bộ hệ thống kỹ thuật, đóng trần… mà không phải nhà nào cũng chuẩn bị tương thích.
Các căn hộ chung cư hoặc nhà ống có phòng nằm sâu bên trong cũng thường gặp phiền phức bởi đi hệ thống ống gas máy lạnh xuyên qua các phòng, khi mà cục nóng nằm ngoài bancông. Điều này khiến phần nội thất phải đóng thêm trần thạch cao để che đường ống, với những căn hộ trần thấp đôi khi rất khó khăn.
Để bớt phải loay hoay
Về mặt kỹ thuật, ống thoát nước ngưng tụ của máy lạnh không nên đi quá dài, và phải đảm bảo độ dốc cũng như ít khoảng cua quẹo. Do đó, vị trí cục lạnh cũng cần nằm gần cửa sổ, bancông hoặc phòng vệ sinh để có thể đi đường ống chìm ra ngoài thuận tiện hơn. Nếu bố trí cục nóng nằm trực diện gió thổi vào thì sẽ giảm khả năng làm lạnh.
Khi gắn các cục nóng trên bề mặt ngoài nhà, nếu không tính toán kỹ sẽ luôn gây ra nhiều phản cảm bởi những lồng sắt, giá đỡ gắn chi chít trên bề mặt tường rất lộn xộn. Đa số kiến trúc sư không bao giờ vẽ phối cảnh nhà có thể hiện mấy cục nóng máy lạnh, nhưng thực tế thì lại đầy rẫy. Có thể tham khảo các công trình lớn có thiết kế và thi công bài bản để thấy họ chọn vị trí giấu cục nóng ra sao khi đặt để thiết bị này.
Nếu là nhà phố, biệt thự nhiều lầu thì vị trí đặt máy lạnh trên các tầng cao phải làm sao có thể đi ra để bảo trì sửa chữa cũng là điều lưu tâm lưu ý trên bản vẽ thiết kế. Và một số bancông gần như không sử dụng được bởi bước ra là gặp các cục nóng chễm chệ và phả hơi nóng vù vù rồi.
Tóm lại, máy lạnh trong công trình nhà tư nhân có thể chỉ được xem là “chuyện nhỏ” với tư duy làm nhà đơn giản, không có tính chuyên môn sâu. Ngược lại, khi thực sự quan tâm đến mỹ quan chung, sự đồng điệu và thẩm mỹ nội ngoại thất, cùng các vấn đề kỹ thuật liên quan thì sẽ thấy rất cần kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế điện nước và nhà thầu có sự tính toán, bàn bạc cụ thể và sáng tạo để “cái hai cục” không trở nên “cục nợ” với mỗi ngôi nhà, dù lớn dù nhỏ.